Bí quyết để chinh phục cách làm mì cay đủ mọi cấp‼
Không còn cảm thấy nhạt nhẽo, chán ngấy với những gói mì ăn liền khi bạn biết cách làm mì cay 🔥 phong cách Hàn Quốc rất chi là đơn giản và nhanh chóng.
Vài năm trở lại đây, mì cay nổi lên như một hiện tượng mới!
Các nhóm bạn rủ nhau đi ăn mì cay tại các cửa hàng khác nhau để tìm ra ở đâu chế biến ngon nhất hay thử sức bản thân có thể ăn được mì cay với cấp độ cay số mấy. Điểm không thể thiếu đó là chụp ảnh, check in những bát mì cay đầy đặn với màu đỏ trông cực kỳ hấp dẫn.
Mì cay khởi nguồn từ những quốc gia Đông Á có khí hậu lạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc,...Do độ phổ biến của mạng internet cùng với sự giao thoa văn hóa mà nhiều người Việt Nam đã biết tới món mì cay và mong muốn được nếm thử. Sự tò mò về độ cay cũng là một trong những nét hấp dẫn của món ăn.
Mì cay truyền thống thường được nấu với hải sản như một công thức bí truyền của sự kết hợp giữa tính nóng của ớt với tính lạnh của hải sản. Nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách cũng được đầu bếp đáp ứng khi cho thêm vào mì cay các thành phần như nấm kim châm, hành tây, đậu phụ, xúc xích, thịt bò,...
Bạn sẽ không cần phải ra ngoài quán, không cần phải chờ đợi mà lại còn vui vẻ thưởng thức mì cay cùng những người thân yêu ngay tại nhà nếu biết cách làm mì cay đó! Nằm lòng bí quyết nấu mì cay chuẩn chỉnh với công thức của Thật Là Ngon nào bạn.
Để chế biến được bát mì cay thật ngon, đầy đặn thì bạn cần chọn mua nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Các nguyên liệu đa dạng gồm hải sản và các loại rau nấu mì cay khá phổ biến, bạn dễ dàng tìm mua trong chợ dân sinh hoặc trong siêu thị.
Với hành ba rô nếu không mua được thì bạn có thể sử dụng hành lá hoặc hẹ để thay thế nhé!
Các loại hải sản bạn lựa chọn theo sở thích cá nhân và của gia đình. Bạn có thể mua loại phổ biến như mực, ngao, tôm,... hoặc nếu thích thì mua loại có giá thành cao hơn, ngon hơn như bạch tuộc, ngao hai vòi, bề bề, cua,... thì bát mì cay sẽ càng chất lượng hơn.
Trong bài chia sẻ này, mình chọn sử dụng ngao và tôm sú.
Tôm mua về, bạn sơ chế sạch và bóc vỏ tôm hoặc giữ lại vỏ nếu muốn.
Đối với ngao, bạn rửa với nước sạch 1,2 lần rồi ngâm ngao trong nước khoảng 1 giờ có pha chút muối, thái vài lát ớt để ngao nhả hết đất bẩn bên trong ra. Sau đó, bạn tráng lại ngao với nước sạch và để cho ráo nước.
Mì dùng cho món món mì cay thì bạn chọn mua loại theo sở thích. Nhưng mình gợi ý cho bạn hãy mua loại mì nấu sợi to kiểu mì ăn liền Hàn Quốc để nấu lâu một chút cũng không sợ bị nát, bị nhũn nhé!
Trong công thức mình có dùng tới xương heo để hầm lấy nước ngọt nấu nước dùng mì. Bạn cũng có thể dùng nước luộc gà, nước dashi từ rong biển hoặc rau củ như hướng dẫn ở bài Cách Làm Bánh Xèo Nhật Okonomiyaki.
Bạn rửa sạch xương heo, trụng sơ qua nước sôi rồi để cho ráo nước là được.
Kim chi mua về hay tự làm nếu bạn thấy lá to thì bạn hãy dùng kéo cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn.
Các loại rau củ gồm nấm kim châm, cà rốt, hành ba rô bạn hãy sơ chế sạch, rửa với nước nhiều lần rồi thái vát dài khoảng 4 cm nhé!
Trong món mì cay, bạn tha hồ thêm những topping yêu thích để cho bát mì được ngon lành hơn, nhai vui miệng. Mình sử dụng đậu phụ và xúc xích. Nếu bạn lựa chọn giống mình thì hãy thái thành miếng dài khoảng 4 cm. Bạn nên thái to một chút để trông đầy đặn hấp dẫn và dễ gắp ăn cùng mì sau này bạn ạ!
Bạn đem phần xương heo đã sơ chế đun cùng nước sạch. Xương heo hầm đem hầm trong vòng khoảng 40 phút. Nếu thấy xuất hiện lớp váng đục màu, bạn hãy múc ra để cho nước dùng được trong.
Để xương heo ra hết chất ngọt, không phải canh hớt bọt đục màu bạn có thể tham khảo sử dụng nồi nấu chậm hoặc nồi áp suất nhé!
Tiếp theo, bạn chế phần nước hầm xương vào một chiếc nồi sạch và đun cùng cà rốt. Khi nồi nước sôi trở lại thì bạn thêm loại gia vị thông thường vào.
Giờ thì đến phần quan trọng trong cách nấu mì cay rồi này! Chính là thêm ớt vào nồi nước dùng đó 😊.
Mỗi người và mỗi gia đình có khẩu vị cay khác nhau nên khi nấu mì cay tại nhà, người nội trợ hoàn toàn chủ động điều chỉnh được mức độ cay.
Trong các nhà hàng có quảng cáo mì cay 3 cấp độ, 5 cấp độ, 7 cấp độ, 9 cấp độ,... và mình chọn ra để giới thiệu tới bạn mì cay với 5 cấp độ.
Ở cấp độ cay ít nhất, mình sử dụng tương ớt ăn liền với vị cay nhẹ thôi, chủ yếu là tạo màu đỏ cho nước dùng đẹp mắt. Cấp độ cay nhiều nhất (mức 5) thì mình sử dụng nhiều ớt bột Hàn Quốc và ớt đỏ tươi nhất.
Bạn cân nhắc lựa chọn cấp độ cay và thêm lượng ớt phù hợp vào nồi nước dùng nhé!
Chế nước dùng cay xong rồi, hẳn là bạn đã sẵn sàng để nấu mì cay thật nhanh chóng sau đó.
Bạn cho mì vào nồi rồi lần lượt thêm tôm sú, ngao, xúc xích, đậu phụ, nấm kim châm, kim chi, hành ba rô. Đun khoảng 6 phút thì nồi mì cay sôi trở lại, bạn bắc nồi mì cay ra và múc vào bát là có thể cùng gia đình thưởng thức được rồi.
Mì cay thành phẩm thỏa mãn những điều kiện sau thì bạn an tâm đã chuẩn không cần chỉnh rồi nhé!
Mì cay nên được ăn sau khi nấu chín để đảm bảo hương vị và tránh sợi mì ngâm nước lâu mà bị nhũn mất.
Mình lưu ý tới các bạn mì cay sau khi nấu xong rất nóng mà lại còn cay nữa. Bởi vậy, khi bắt đầu ăn mì cay bạn cùng mọi người không nên vội vã, hãy ăn thật từ tốn để đảm bảo an toàn, tránh nóng bỏng vùng miệng.
Có nhiều lý do khiến mì cay nổi tiếng rầm rộ và ai cũng muốn được nếm thử. Hãy cùng mình điểm qua một vài nét hấp dẫn riêng của mì cay nhé bạn!
Vị cay nói chung và vị cay trong mì cay nói riêng kích thích vị giác, đem lại cảm giác ngon miệng. Đối với nhiều người sành ăn đồ cay thì thêm ớt giúp món ăn ngon và đậm đà hơn.
Khu vực nơi bạn sinh sống từng mở ra nhiều quán mì cay và đông khách nườm nượp không? Mình ở gần trường đại học nên đã nếm trải cảm giác đông vui, nhộn nhịp khi các bạn trẻ rủ nhau đi ăn mì cay. Mọi người dịp đó còn hay khoe nhau rằng mình ăn được mì cay cấp độ mấy cơ.
Một điểm hấp dẫn nữa của mì cay là ở tính đa dạng trong việc kết hợp các đồ nấu kèm. Các cửa hàng mì cay khác nhau có những thành phần độc đáo khác nhau để thu hút thực khách như viên xúc xích, phô mai, chả tôm, chả cá,... Còn khi nấu mì cay tại nhà, bạn hoàn toàn chủ động nguyên liệu thịt và rau củ nấu cùng mì cay.
Như nhiều món mì khác, mì cay phù hợp để thưởng thức quanh năm. Nếu như mùa đông, vị cay nóng giúp cơ thể cảm thấy ấm áp hơn thì mùa hè, ăn mì cay giúp cơ thể toát mồ hôi, sảng khoái hơn rất nhiều.
Rất nhiều bạn trẻ muốn thử ăn mì cay sau khi xem video clip, xem những bộ phim của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,... mà nhân vật thưởng thức những tô mì cay trông rất ngon lành. Có thể thấy, mì cay đã gián tiếp là đại sứ văn hóa giúp chúng ta biết thêm điểm đặc sắc trong ẩm thực của các quốc gia này.
Mì cay rất ngon nhưng do tính nóng và tính cay nên khi ăn mì cay, chúng ta cần phải chú ý một số điểm sau đây để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:
Mỗi khi thời tiết giao mùa nóng lạnh hoặc khi trời đổ cơn mưa, bụng lại đói cồn cào mà có bát mì cay ấm nóng vừa ăn vừa húp nước dùng thì ngon còn gì bằng. Mì cay ngon nhất có lẽ ăn khi đúng thời điểm nữa.
Sau bài viết này, mỗi khi se lạnh hay khi trời mưa, bạn hãy tự tin nấu mì cay mời cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Mì cay nói riêng và các loại mì/ bún nói chung rất phù hợp để đổi vị mỗi khi bạn chán cơm. Có rất nhiều món ngon để chế biến tại nhà mà Thật Là Ngon đã giới thiệu.
Và nếu yêu thích vị cay xè lưỡi 🔥🔥🔥 thì bạn đừng bỏ qua những món ăn sau nhé!
Hãy thử và chia sẻ lên Facebook group của chúng mình nhé ❤️
*Ảnh: Sưu tầm