Giòn mát ngọt thanh, bổ dưỡng nhưng lại cực kì rẻ và dễ mua.
Có một loại củ, gọi là sâm nhưng lại giống hệt hình dáng của củ khoai lang. Bạn gọt vỏ ngoài thì lộ ra lớp ruột màu trắng trong hoặc vàng nhẹ, ăn sống lại có vị ngọt mát. Đó chính là củ sâm đất, bạn đã từng nghe chưa?
Củ sâm đất có một thời làm mưa làm gió trên các diễn đàn sức khỏe bởi công dụng tuyệt vời của nó. Sâm đất ngon thật, bổ thật nhưng cũng đã có nhiều tranh cãi về việc những công dụng đó có bị khuếch đại lên không.
Vậy hôm nay bạn hãy tìm hiểu cùng Thật Là Ngon để biết rõ hơn nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng chuẩn nhất của sâm đất nhé! Chắc hẳn bạn sẽ biết thêm những điều thú vị về loại củ này đây.
Củ sâm đất có rất nhiều tên gọi như là củ khoai sâm vì hình dáng quá giống khoai lang, củ yacon, hay địa tàng thiên. Ở vùng Lào Cai thì nó được biết đến với tên gọi củ hoàng sin cô.
Nhưng chắc ít người biết có hai loại cây sâm đất. Một loại có tên khoa học là Smallanthus sonchifolius, là một loài thực vật có hoa, họ Cúc. Một loại cây khác cũng được gọi là sâm đất nhưng có tên khoa học là Boerhavia diffusa L. thuộc họ Hoa Phấn (Nyctaginaceae).
Cây sâm đất cho ra củ khoai sâm hay củ hoàng sin cô mình đề cập ở đây là cây họ Cúc. Bạn sẽ nhận biết rõ ở lá cây bản rộng và có hoa màu vàng, nhiều cánh giống bông cúc.
Cây khoai sâm/hoàng sin cô mọc chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi. Ở Việt Nam, Lào Cai chính là vùng đất của sâm đất, đặc biệt là xã vùng cao Y Tý.
Trước Tết Nguyên Đán, người ta đã bắt đầu trồng cây sâm đất đến tận tháng 9, tháng 10 năm sau mới thu hoạch. Cây sâm đất tuy không cứng cáp như cây khoai mì nhưng mỗi gốc cũng mọc ra tầm 4 - 5 củ.
Sâm đất có khá nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: protein, sắt, canxi, kẽm, vitamin A, C,... Sử dụng sâm đất sẽ mang lại vô số tác dụng tuyệt vời cho bạn và gia đình đấy!
Trong thành phần của sâm đất có chứa fructooligosaccharides (FOS), là chất giúp cơ thể hạn chế hấp thu đường và tăng cường hoạt động của insulin. Mặt khác FOS còn được sử dụng như một chất làm ngọt thay thế đường ăn thông thường để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Các căn bệnh về tim mạch luôn rình rập khả năng tái phát cao và rất khó điều trị dứt điểm.
Theo nghiên cứu, FOS còn có thể chuyển hóa thành carbohydrate và polyphenol. Hai hoạt chất này có tác dụng làm giảm lượng natri có trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết.
Thành phần của củ sâm đất có chứa chất giúp điều hòa lượng cholesterol. Nhờ đó sử dụng sâm đất giúp cơ thể ngăn ngừa tích tụ những cholesterol xấu trong máu, tránh tắc nghẽn mạch máu..Vì vậy sử dụng sâm đất giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch và giữ cho tim mạch luôn ổn định.
FOS còn là một prebiotic giúp kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Hệ lợi khuẩn tốt giúp chúng ta hấp thụ tối đa khoáng chất và vitamin từ thức ăn.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan trong sâm đất cũng có tác dụng làm giảm những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy bụng, táo bón.
Các chị em đặc biệt là những bạn đang có mong muốn giảm cân để có một cơ thể thon gọn hơn thì sâm đất là một nguyên liệu tuyệt vời.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sâm đất được khẳng định là một loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy giảm cân. Bên cạnh hương vị giòn ngon thì khi ăn sâm đất bạn còn có cảm giác no lâu, hạn chế tiêu thụ các thức ăn khác hơn.
Sâm đất chính là một loại thực phẩm giúp giảm cân lành mạnh vì nó không chứa tinh bột và chỉ có một lượng calo rất thấp. Sử dụng củ sâm đất thường xuyên, cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn kết hợp với chế độ luyện tập, bạn sẽ sớm có một vóc dáng thon gọn.
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong sâm đất tương đối cao, có tác dụng trong việc ứng chế các tế bào ung thư phát triển.
Củ sâm đất cũng có chứa một hàm lượng vitamin cao, nhờ đó giúp chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Sâm đất có công dụng trong việc thải độc mát gan
Ngoài những tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột ở trên sâm đất còn có tác dụng lớn trong việc thải độc, mát gan.
Do đặc tính mát của sâm đất nên được sử dụng để giúp thanh lọc cơ thể.
Sâm đất có công dụng tuyệt vời thật nhưng khi chọn mua bạn phải lưu ý chọn lựa để đảm bảo củ sâm đất có chất lượng tốt nhất.
Củ sâm đất để được khá lâu, mua về chỉ cần để ở nơi khô thoáng là có thể dùng được cả nửa năm. Vào chính mùa sâm đất nhiều người thường mua số lượng lớn để dùng dần.
Nếu bạn mua về để ăn sống hay chế biến các món ăn thường ngày thì chỉ cần chọn củ kích thước vừa phải, nặng tầm 300 - 400 g sẽ có vị tươi ngọt hơn.
Những củ sâm đất to, già lõi thì thường bị khô, hương vị nhạt, ăn không ngon. Tuy nhiên, nếu dùng sâm đất để ngâm rượu bạn lưu ý nên chọn củ lớn, già, vỏ hơi nứt thì một số dưỡng chất đặc trưng sẽ cao hơn.
Hiện nay sâm đất cũng đã được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi. Bạn có thể lựa chọn mua sâm đất ở chợ hay các cửa hàng thực phẩm ở địa phương với giá từ 30 000 đồng - 50 000 đồng/kg.
Bên cạnh đó với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua thứ thực phẩm này ở Shopee, Lazada,... Nhưng lưu ý khi mua bạn phải lựa chọn cửa hàng uy tín để có thể mua được loại sâm ưng ý nhất.
Bởi những thành phần dưỡng chất rất tốt từ sâm đất, hiện nay sâm đất đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Chính vì thế các cách chế biến của sâm đất lại càng thêm phong phú, đa dạng.
Sâm đất có thể được sử dụng như một thứ quả để ăn hàng ngày. Rất đơn giản thôi, sâm đất mua về bạn chỉ cần rửa sạch hết lớp đất ở ngoài, gọt sạch vỏ đi là dùng được. Lưu ý khi gọt vỏ sâm đất không gọt quá mỏng cũng không gọt quá dày. Nếu bạn gọt mỏng thì khi ăn đôi khi sẽ còn nghe mùi đất. Còn nếu bạn gọt dày thì sẽ lạm vào phần thịt, gây lãng phí.
Củ sâm đất rất nhiều nước nên bạn có thể ép sâm đất để uống.
Bạn cũng gọt sạch vỏ sâm đất, cắt nhỏ vừa đủ để cho vào máy ép là có cốc nước sâm đất ngọt mát bổ dưỡng.
Nước ép sâm đất không cần thêm đường nhưng vẫn có vị ngọt mát tự nhiên và màu vàng đẹp mắt. Vào những ngày nóng nực và háo nước, còn gì tuyệt vời hơn khi có thể chuẩn bị cho gia đình những ly nước ép sâm đất thơm ngon.
Để bảo quản và dùng sâm đất được lâu hơn bạn có thể phơi khô sâm đất. Sâm đất khô có thể được dùng để nấu nước uống hàng ngày hoặc sắc thuốc.
Sau khi gọt sạch vỏ sâm đất bạn cắt thành những khoanh tròn mỏng, sấy hoặc phơi khô hoàn toàn dưới nắng. Thành phẩm thu được bạn để trong túi hoặc hộp kín và dùng dần.
Lưu ý khi phơi sâm đất bạn nên phơi vào ngày nắng lớn để thành phẩm có chất lượng tốt nhất và thành phẩm đẹp mắt hơn. Lúc phơi bạn cũng để ý côn trùng đậu vào sâm đất sẽ dễ khiến cho sâm đất ẩm mốc.
Thật Là Ngon xin gợi ý bạn một số bài thuốc sử dụng sâm đất khô:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bên cạnh đó bạn cũng có thể lấy lá sâm đất nấu lên dùng như canh hàng ngày cũng có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.
Củ sâm đất có nhiều dưỡng chất nên có thể dùng để ngâm rượu. Rượu sâm đất ngâm tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết.
Thật Là Ngon sẽ hướng dẫn để bạn có thể ngâm một bình rượu sâm đất thơm ngon. Đây là công thức chung, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại số lượng cho phù hợp nhé.
Nguyên liệu:
Cách ngâm rượu sâm đất:
Củ sâm đất cũng là một loại thực phẩm có thể chế biến bằng nhiều cách như xào, hầm. Mình xin gợi ý một số món ăn đơn giản, dễ làm với sâm đất để bạn làm phong phú hơn thực đơn của gia đình nhé..
Nguyên liệu:
Cách làm:
Mùi hương của thịt bò và sâm đất rất hợp với nhau. Tuy nấu 2 lần hơi lích kích một chút nhưng thành phẩm thơm ngon thì cũng xứng đáng mà phải không? Món này bạn ăn nóng cùng cơm là tuyệt nhất đấy.
Sâm đất ăn sống sẽ rất giòn, mát nhưng khi hầm xương lại rất ngọt nước và hơi dẻo.
Canh sâm đất hầm xương rất dễ làm nhưng thành phẩm lại rất ngọt thơm.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Vào những ngày thời tiết hơi nóng bức thì chuẩn bị những món ăn thanh mát cho gia đình luôn được ưu tiên hàng đầu. Món nộm dễ ăn mà lại không ngán. Thời gian chuẩn bị và chế biến nộm sâm đất cũng rất nhanh chóng chắc chắn sẽ làm hài lòng gia đình bạn.
Nguyên liệu
Cách làm:
Lưu ý nho nhỏ khi làm nôm sâm đất là khi trộn nộm bạn phải nhẹ tay vì sâm đất và cà rốt rất giòn. Nếu bạn đảo mạnh sẽ làm cho sâm đất bị gãy và dập không đẹp mắt.
Tuy sâm đất có công dụng rất tuyệt vời, thơm ngon bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Bạn cũng không nên lạm dụng mà chỉ dùng vừa phải.
Nếu sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng nhiều trong thời gian dài sẽ dễ có nguy cơ dẫn đến ngộ độc. Một số triệu chứng ngộ độc sâm đất thường thấy như: buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay,...
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm túi mật viêm gan cũng hạn chế ăn sâm đất vì sẽ làm giản sự thèm ăn.
Đặc biệt là bà bầu mang thang trong 3 tháng đầu tiên không nên ăn sâm đất. Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phù hợp với thai nhi trong những tuần đầu tiên.
Dù có tốt đến đâu thì sâm đất cũng chỉ là một thực phẩm bổ trợ, nó hoàn toàn không thể thay thế được thuốc chữa bệnh.
Sâm đất được coi là một loại dược lý, được dùng rộng rãi trong chế thuốc nhưng bạn không nên áp dụng những bài thuốc lẫn nhau. Để có thể sử dụng như một bài thuốc được đúng cách và tận dụng tối đa công dụng của sâm đất bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
Trên đây là một số chia sẻ về củ sâm đất mà có thể bạn chưa biết. Thật Là Ngon hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại củ bổ dưỡng này.
Thông tin một số bài thuốc trong bài mang tính tham khảo, bạn nên cân nhắc và hỏi thêm ý kiến của chuyên viên y tế để được tư vấn rõ hơn nhé.
Có rất nhiều loại thực phẩm quen thược quanh bạn với những lợi ích kì diệu cho sức khỏe. Cùng đọc để hiểu thêm về các loại nguyên liệu này và biết cách sử dụng chúng thật hợp lý nhé!
Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe thật dồi dào!❤️