Tinh chất của ngàn hoa
Mật ong là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp nó trong cả công thức nấu ăn lẫn làm đẹp. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ và sử dụng mật ong đúng cách chưa? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với Thật Là Ngon nha!
Mật ong là một loại chất lỏng, màu hổ phách, có vị ngọt như si-rô, được con ong sản suất ra từ mật hoa. Những con ong thu thập phấn hoa, tiêu thụ và chiết suất thành mật, cất giữ trong các cấu trúc sáp của tổ ong.
Mật ong có rất nhiều hương vị, tùy thuộc vào loài hoa ong lấy mật. Mật ong thường được chia thành 2 loại dựa trên phương thức khai thác là mật ong thô và mật ong tiệt trùng.
Mật thô được lấy trực tiếp từ tổ và đóng gói nên thường lẫn men, sáp ong và phấn hoa. Mật thanh trùng là loại đã qua xử lý để loại bỏ các tạp chất.
Mật ong có hàm lượng monosaccharide, fructose và glucose khá cao, nó chứa khoảng 70-80% đường. Thành phần dinh dưỡng của mật ong phụ thuộc nhiều vào hệ thực vật nó khai thác, nhưng trung bình 1 thìa canh mật ong (21 g) sẽ chứa 64 g calo và 17 g carb với ít hoặc không có chất béo, chất xơ hay protein. Ngoài ra, mật ong còn chứa một số chất dinh dưỡng ở dạng vi lượng (<1%) như: Kali, sắt và kẽm.
Hàng ngàn năm trước công nguyên, mật ong đã được sử dụng như một loại dược phẩm tự nhiên để chữa các bệnh nhiễm trùng như vẩy nến, viêm da và mụn rộp. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong mật ong có một loại protein có tên defensin-1, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Trên tờ Tạp chí Thế giới Khoa học (The Scientific World Journal), các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng xác nhận rằng mật ong tự nhiên có tác dụng tương đương dung dịch sát trùng, có thể làm giảm triệu chứng nhiễm trùng ở các vết thương.
Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí về vi sinh học ứng dụng (Letters in Applied Microbiology), loại mật ong Manuka còn có thể đẩy lùi sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh.
Loại mật này cho thấy tác dụng chống lại Ureaplasma Urealyticum – một loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh khác nhau. Nghiên cứu này đã mở ra một tia hy vọng mới trước tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng ở người.
Mật ong được biết là có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm dịu da. Độ pH nghiêng axit giúp mật ong ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời các chất chống oxy hóa làm ức chế hoạt động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
Chính những đặc tính này mà mật ong hay được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành hóa mỹ phẩm và được đông đảo chị em thêm vào các công thức mặt nạ dưỡng da.
Mật ong rất giàu axit phenolic và flavonoid – là những chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh, giảm nguy cơ tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa. Nó cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Mật ong cũng là chất làm ngọt tự nhiên nên được nhiều người dùng thay đường khi ăn sữa chua, làm bánh, để có chế độ ăn "heo-thì" hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2017 trên tờ tạp chí của Châu Âu về vi sinh vật lâm sàng và bệnh truyền nhiễm, mật ong nói chung, đặc biệt là mật ong Manuka có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn Clostridium difficile – nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người.
Ngoài ra, mật ong còn được xem là một loại prebiotic khá mạnh, có thể ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori – một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Song song đó, mật ong còn là dịch dung lý tưởng giúp các lợi khuẩn trong ruột phát triển, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời phần nào giảm chứng trào ngược axit dạ dày.
Nhờ đặc tính ấm và khả năng kháng khuẩn, trong cả Đông và Tây y, mật ong hay được sử dụng như một giả dược để điều trị viêm họng và ho.
Bạn có thể pha mật ong chung với các loại trà hoặc chưng với các loại quả (chanh, quất, lê..) để dành dùng dần.
Trong mật ong chứa nội bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một loại ngộ độc hiếm gặp nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến bại liệt.
Không riêng mật ong tự nhiên, mà ngay cả mật ong đã qua xử lý tiệt trùng vẫn có khả năng chứa các bào tử này. Vì vậy, các phụ huynh cần lưu ý khi sử dụng nhé.
Ở bệnh viện, có một số trường hợp được chỉ định điều trị bằng mật ong, đó là mật ong y tế, đã được kiểm tra và vô trùng. Khi sử dụng cũng có chỉ định của bác sĩ.
Còn loại mật ong các gia đình sử dụng phần lớn thường lẫn các tạp chất như phấn hoa, sáp ong... Vì thế, tuy mật ong có tính kháng khuẩn nhưng bạn không nên tùy ý sử dụng để tự điều trị các vết thương viêm, hở hoặc nhiễm trùng tại nhà nhé.
Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo, mỗi ngày một người không nên nạp quá 100 calo đường (2 thìa canh) đối với phụ nữ và không quá 150 calo (3 thìa canh) đối với nam giới.
Vì thế, dù là một lựa chọn khá tốt để thay thế cho các loại đường tinh chế thì mật ong vẫn là một dạng đường. Thế nên nếu tiêu thụ một lượng quá lớn thì mật ong vẫn sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị ngộ độc mật ong là: thở chậm, mí mắt chảy xệ, bú kém, khóc yếu, nôn khan, táo bón, mất khả năng kiểm soát cơ và hôn mê.
Đôi khi các triệu chứng không rõ rệt nên dễ khiến người lớn nhầm thành biểu hiện bệnh khác. Vì thế các phụ huynh cần ghi nhớ kỹ: trẻ dưới 1 tuổi không được dùng mật ong. Trẻ trên 1 tuổi, cần thận trọng cho bé dùng một lượng nhỏ để thử biểu hiện, phòng trường hợp cơ thể bé có phản ứng kháng với mật ong.
Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy và nôn trong thời gian ngắn ban đầu. Sau đó là táo bón đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như mờ mắt và yếu cơ.
Cần đi khám bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi ăn mật ong sống.
Mọi người thường hiểu nhầm rằng mật ong có hạn sử dụng vĩnh viễn, tuy nhiên đó là khi nó được bảo quản trong môi trường yếm khí thôi. Trong điều kiện bảo quản thông thường, mật ong có hạn sử dụng không quá 2 năm.
Mật ong tốt nhất nên bảo quản trong các lọ, hũ thủy tinh và để ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nền nhiệt cao sẽ khiến mật ong bị biến chất.
Đựng trong hũ thủy tinh cũng sẽ giúp bạn dễ dàng thấy sự thay đổi bất thường của mật ong (biến màu, màu sẫm đi,...). Trong quá trình sử dụng mật ong, nếu hương vị, màu sắc mật ong bị biến đổi thì bạn nên ngưng sử dụng ngay.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại mật là mật ong rừng và mật ong nuôi. Mật ong rừng khá hiếm, giá cả rất đắt đỏ. Mật ong nuôi phổ biến và dễ kiếm hơn, nhưng đây cũng là loại bị pha rất nhiều.
Vì thế, dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi, muốn chọn được mật ong nguyên chất thì bạn cần bỏ túi thêm vài mẹo nho nhỏ:
Trên đây là một số kiến thức cần biết về mật ong – loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với chúng ta. Hy vọng những thông tin và mẹo nho nhỏ Thật Là Ngon mang đến hôm nay sẽ hữu ích với bạn.
*Ảnh: Nguồn Internet